Dịch vụ
Tư vấn xây dựngTư vấn đầu tư
Quy hoạch đô thị
Tư vấn thiết kế
Xin phép xây dựng
Tư vấn giám sát
Quản lý dự án
Thi công xây dựng
Dự án
Khu đô thịChung cư cao tầng
Cao ốc văn phòng
Trung tâm thương mại
Golf, Resort, Khách sạn
Nhà máy công nghiệp
Công trình công cộng
Nhà mẫu, Biệt thự




10 lời khuyên giúp tiết kiệm chi phí xây nhà
Chọn thời điểm xây nhà vào mùa nắng ráo sẽ có nhiều thuận lợi: thời gian thi công không bị gián đoạn, giảm những chi phí phát sinh như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, tiền điện...
Để xây một ngôi nhà khang trang vừa với túi tiền, bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi bắt tay vào mời thầu. Với mỗi giai đoạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, chặt chẽ, tuân theo kế hoạch ban đầu thì sẽ tránh được chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Nhiều năm công tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và thi công nhà giá rẻ, kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải chia sẻ một số lời khuyên giúp gia chủ chủ động hơn trong việc giám sát quá trình thi công ngôi nhà của mình, đồng thời tiết giảm tối đa chi phí phát sinh.
1. Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng
Để chuẩn bị làm bất cứ việc gì nên trang bị cho mình vốn kiến thức cần có và một khoản kinh phí dự trù phù hợp với điều kiện gia đình. Những kiến thức này có thể học hỏi từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất.
2. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Trong thời gian này, bạn cần lập một kế hoạch rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, ví dụ dự đoán tổng chi phí xây dựng, giá vật liệu xây dựng, nhân công... Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người từng xây nhà trước đó cũng như của bạn bè, nhất là những người có hiểu biết trong lĩnh vực xây dựng. Việc tiếp thu nên có chọn lọc những ý kiến phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mình dự định xây.
Trong giai đoạn này, bạn cần cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, xem gia đình có bao nhiêu người để thiết kế số lượng phòng hợp lý. Cân nhắc được vấn đề này sẽ giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng.
3. Chọn mua mảnh đất dễ xây
Nếu chưa có sẵn đất xây nhà, bạn nên chọn mua mảnh đất nào bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần những tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị… Sự thuận lợi về địa thế giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng cũng như sinh sống sau này. Nên tránh mua đất ở những nơi lồi lõm, nhiều đá, nhiều nước, vì bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá vừa mất công sức và tốn thêm chi phí.
Bạn nên tham khảo những người có chuyên môn để giúp bạn lựa chọn khu đất ở nơi gò đồi cao ráo, tránh những tầng địa chất yếu. Giả sử mua phải một mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho việc gia cố móng như ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm. Ngược lại, đối với những nơi có tầng địa chất cứng, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn nhiều, có thể giảm từ 20% tới 30% giá thành so với vùng đất yếu.
4. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà
Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho việc thi công. Nhà theo phong cách biệt thự, cổ điển cầu kỳ đương nhiên sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với một ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản.
Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại, với đường mái và cửa sổ đơn giản. Thay vì những kiểu thiết kế lạ mắt, khác thường, hãy chọn kiểu nhà hình chữ nhật với vị trí xây, sơn tường và cảnh quan bắt mắt.
Phối cảnh 3D một biệt thự theo phong cách cổ điển, tốn nhiều chi phí.
Phong cách biệt thự hiện đại đơn giản với chi phí thấp hơn.
5. Đi thăm nhiều ngôi nhà đã xây
Bạn có chắc chắn rằng mẫu nhà mà mình lựa chọn đã đúng với mong ước của mình? Có thể sau tham khảo trên các sách và tạp chí kiến trúc, hay tận mắt ngắm nghía nhiều ngôi nhà mới xây, bạn sẽ thấy nhiều ngôi nhà duyên dáng hơn, phù hợp hơn. Lúc này bạn mới cảm thấy tiếc về quyết định của mình?
Vì vậy, để tránh điều này xảy ra, trước khi quyết định xây, hãy dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều ngôi nhà đẹp khác. Những ngôi nhà này có thể bạn bè hoặc các công ty kiến trúc giới thiệu để bạn tham khảo.
Phong cách nhà phố cổ điển với nhiều chi tiết hoa văn.
Phong cách nhà phố hiện đại đơn giản. Sau khi so sánh về phong cách kiến trúc và chi phí xây dựng, bạn sẽ có thêm cơ sở để cân nhắc, lựa chọn cho mình một kiểu nhà phù hợp.
6. Thuê công ty thiết kế, kiến trúc sư và đơn vị xây dựng có uy tín
Từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo, bạn nên tìm một công ty thiết kế, hoặc kiến trúc sư có kinh nghiệm, và đặc biệt là phong cách thiết kế của họ phải phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của gia đình bạn. Hãy đi xem những công trình mà đơn vị này đã thực hiện để đánh giá được trình độ của họ và chất lượng công trình.
Khi đã chọn được một đơn vị ưng ý, nên dành khoảng thời gian nhất định để đồng hành cùng kiến trúc sư. Cần trao đổi để đi đến thống nhất ngay từ đầu, tránh việc làm đi, làm lại mất thời gian của cả hai bên hoặc phát sinh những chi phí khác không cần thiết.
Khâu lựa chọn đối tác xây dựng rất quan trọng, chính những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Họ sẽ giúp bạn từ khâu lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, phong thủy, vật liệu xây dựng, bố trí cốt thép phù hợp, đủ đảm bảo chịu lực, kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế kết cấu (bằng phần mềm tính toán chuyên nghành) sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất.
Ngoài ra, cần có những trao đổi chi tiết về công việc để chủ nhà và đơn vị tư vấn thi công có những hiểu biết rõ ràng về nhau, vừa tránh được tranh chấp xảy ra sau này cũng như tiết kiệm được thời gian của cả hai bên. Những thỏa thuận giữa gia chủ và công ty bạn thuê cần được ghi rõ trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt nhằm đảm bảo quyền lợi song phương.
Trong trường hợp bạn đã có những hiểu biết rõ về lĩnh vực thiết kế kiến trúc xây dựng thì có thể tự thiết kế ngôi nhà mà không cần phải thuê công ty thiết kế. Làm được điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ chi phí xây dựng nhà, đồng thời kiến tạo được phong cách riêng, sở thích riêng cho ngôi nhà của bạn.
7. Chọn dịch vụ xin phép xây dựng
Nếu quá bận rộn, bạn có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế kiêm luôn việc xin phép xây dựng. Trong trường hợp bạn có thời gian, hãy mượn một bộ bản vẽ thiết kế đã hoàn chỉnh rồi tự đi xin phép xây dựng. Nhờ đó, bạn có thể giảm được một phần kinh phí.
8. Chọn nhà thầu xây dựng
Đến giai đoạn thi công, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn nhà thầu thi công xây dựng, hình thức thi công sao cho chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Những nhà thầu giàu kinh nghiệm có thể đóng góp ý kiến tốt và hợp lý để giúp bạn có được ngôi nhà với giá thành phải chăng.
Dù chọn nhà thầu nào, hình thức thi công như thế nào thì trong quá trình thi công, dù mới bắt đầu hay trong giai đoạn xúc tiến, bạn cần nắm bắt rõ tiến độ thi công. Khi cần thiết có thể trao đổi với nhà thầu, đưa ra ý kiến của mình để cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, phù hợp với quan điểm của bạn.
Lưu ý: Khi xây dựng phần thô là phần khung bê tông cốt thép, bạn không nên quá tiết kiệm mà chọn vật liệu kém chất lượng. Ngược lại, nên chọn những vật liệu tốt nhất vì phần này là quan trọng nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
9. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công
Bạn nên bắt đầu thi công vào mùa nắng khô ráo, sẽ thuận lợi rất nhiều, điều quan trọng là thời gian thi công không bị gián đoạn. Vì thời gian là vàng bạc nên thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được những chi phí không cần có như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, nếu bạn vay ngân hàng để làm nhà thì việc tiết kiệm thời gian càng quan trọng.
10. Bỏ công sức và tận dụng sự trợ giúp của người thân, bạn bè
Không có cách nào tiết kiệm bằng việc bạn tự làm những việc trong khả năng và thời gian cho phép của mình.
Trước khi xây dựng, hãy trao đổi về những phần việc mà bạn sẽ tự làm với bên thầu xây dựng. Những việc mà chủ nhà có thể đảm nhận như tự sơn nhà, lát sàn, tự thiết kế cảnh quan sân vườn. Vào những ngày nghỉ, cả gia đình có thể cùng nhau làm. Với đôi chút công sức và tài sáng tạo, bạn sẽ rất vui và cảm thấy gắn bó vì tự mình thiết kế cho chính ngôi nhà của mình.
Ngoài ra, cũng có thể xây nhà tiết kiệm bằng một số biện pháp như giảm bớt công trình phụ. Riêng các tiện nghi sinh hoạt, có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nên mua tất cả một lần khi chi phí không cho phép.
Phòng ăn và bếp theo phong cách cổ điển, tốn chi phí.
Thay vào đó, bạn có thể chọn phong cách hiện đại, đơn giản, tiết kiệm hơn mà vẫn đảm bảo tiện nghi.
Theo Vnexpress
Ảnh: Kiến Thiết Việt
Tư vấn
- Quy định xây dựng, sửa chữa chung cư
- Những giải pháp thiết kế cho ngôi nhà nhỏ
- Cách trang trí nội thất nhà ở theo bát quái đồ
- Những thiết kế kiến trúc táo bạo nhất thế giới
- Những biểu tượng may mắn trong phong thủy
- Dầu hiệu nhận biết nhà tụ khí, tán khí và cách hóa giải
- Trồng cây đúng hướng sẽ mang lại tài lộc
- Bố trí góc làm việc tại nhà sinh tài lộc
- Những xu hướng thiết kế kiến trúc bền vững năm 2014
- Phong thuỷ và chuyện thiết kế kiến trúc
- Kiến trúc sư là nghề hào hoa nhất
- Những xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách ấn tượng nhất năm 2014
- Kiệt tác kiến trúc từ thế giới loài vật
- Thực trạng ngành thiết kế kiến trúc hiện nay
- Nên chọn mảnh đất vuông để xây nhà
- Hóa giải khí xấu cho nhà hình chữ L theo phong thủy
- Kiêng đặt tivi, máy tính gần cửa phòng ngủ
- Những vấn đề phong thủy khi chuyển đến nhà mới
- 11 điều họ không dạy bạn trong trường kiến trúc
- Những quy luật đặt bàn làm việc theo phong thủy
- 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch
- Tránh 4 kiểu nhà làm giảm tài lộc
- Cách bài trí nội thất đón may mắn ngày Tết
- Chọn thế đất làm nhà theo phong thủy
- Làm nhà ống theo phong thủy, ngũ hành
- Hóa giải nhà bị đường cái đâm vào cửa chính
- Trang trí nhà Tết sang trọng với gam màu xanh
- Bài trí góc làm việc theo phong thủy
- Những lưu ý khi thiết kế trần nhà
- Phong thủy cho ngoại cảnh của biệt thự
- Thiết kế nội thất phòng bếp theo phong thủy
- Hóa giải điểm xấu phong thủy trong căn hộ chung cư
- Trang trí nhà để gặp may trong năm mới
- Những lưu ý về phong thủy khi xây nhà
- Năm 2015 xu hướng trang trí nội thất sắc trắng lên ngôi
- Chọn vật liệu xây dựng theo Ngũ hành
- Sắp đặt đồ dùng văn phòng hợp phong thủy
- Những lưu ý và cấm kỵ khi làm nhà
- Cách xây nhà trên đất méo
- Văn hóa và thiết kế đô thị
- Bác Hồ - nhà kiến trúc vĩ đại
- Mách bạn cách làm mát ngôi nhà ngày nóng nực
- Lưu ý bố trí cửa khi xây dựng nhà ống
- Nhận thức lại các khái niệm trong Quy hoạch xây dựng
- Tâm và Tiền trong tư vấn thiết kế kiến trúc
- Cách hóa giải hướng cổng chính không tốt
- Tư vấn thiết kế nhà ở trong hẻm
- Biệt thự khác biệt với thiết kế phá cách
- Bài trí bếp và chậu rửa hợp phong thủy
- Nguyên tắc đặt gương trong phòng ngủ hợp phong thủy
- 5 bí quyết thiết kế căn hộ có diện tích nhỏ
- Quản lý dự án cũng là một nghề
- Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế văn phòng
- Rút ngắn thời gian trong đấu thầu - biện pháp thực hiện
- Bàn về quản lý, phát triển đô thị theo quy hoạch
- Bàn chuyện lựa chọn nhà thầu xây dựng
- Tại sao xây nhà nên chọn mảnh đất vuông?
- Kiến trúc và... nữ tính
- Xây dựng, thiết kế nhà theo khoa học phong thủy
- Những điều không nên trong phong thủy nhà ở
- Một số điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở
- Khám phá công trình kiến trúc độc đáo của Tháp Đôi Quy Nhơn
- Lập kế hoạch và quá trình xây dựng nhà
- Cách sử dụng cây xanh trong trang trí nội thất
- Các chi tiết về kết cấu xây dựng
- Bây giờ có một Kama Sutra của kiến trúc
- Hãy vẽ như một kiến trúc sư
- 13 công cụ giúp KTS làm nên những điều kỳ diệu
- Giá trị của vẽ tay trong thiết kế ý tưởng
- Kiến trúc sư và sản phẩm thiết kế của họ
- Có quá muộn để rời khỏi ngành kiến trúc
- Những lỗi phong thủy cấm kỵ khi thiết kế nội thất
- Tư vấn xây dựng nhà đẹp trên mảnh đất méo
- Xây nhà vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Cách tô sắc trong thiết kế nội thất để ngôi nhà thêm rạng rỡ
- Những bước phong thủy giúp rước lộc vào nhà trong năm mới
- Những điều cần biết khi xây nhà mới
- Nghề kiến trúc - đôi điều trăn trở
- Cách hóa giải những ngôi nhà xấu trong phong thủy nhà ở
- Bí kíp giúp tự trang trí nội thất nhà tuyệt đẹp
- Thiết kế nội thất nâng tầm đẳng cấp phòng khách nhà bạn
- Những kiêng kỵ khi thiết kế nhà ở
- Kiến trúc nghĩa tình
- Những lưu ý khi nhận biết nhà hợp phong thủy
- Phúc - họa từ hình dạng nhà, thế đất và cách hóa giải
- Thiết kế nội thất gỗ siêu ấn tượng cho nhà ở
- Hậu quả tai hại khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn
- Cách chọn mua và sử dụng đèn trang trí nội thất
- Cách chọn mua đồ gỗ trang trí nội thất
- Cách thiết kế cảnh quan thêm hoàn hảo
- Năm nhuận xây nhà có thuận lợi?
- Nhà ống được thiết kế với phong cách nhiệt đới
- Các yếu tố không thể thiếu trong thiết kế hòn non bộ
- Tư vấn thiết kế mặt bằng căn hộ chung cư cao tầng
- Tư vấn thiết kế xây dựng của một công trình.
- Cách bố trí mặt bằng trong thiết kế khách sạn