Dịch vụ
Tư vấn xây dựngTư vấn đầu tư
Quy hoạch đô thị
Tư vấn thiết kế
Xin phép xây dựng
Tư vấn giám sát
Quản lý dự án
Thi công xây dựng
Dự án
Khu đô thịChung cư cao tầng
Cao ốc văn phòng
Trung tâm thương mại
Golf, Resort, Khách sạn
Nhà máy công nghiệp
Công trình công cộng
Nhà mẫu, Biệt thự




Khám phá công trình kiến trúc độc đáo của Tháp Đôi Quy Nhơn
Có người cho rằng: gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn là di tích tháp Đôi.
Về thăm Quy Nhơn, hẳn rằng ai cũng được nghe những câu ca dao mà người dân phố biển nơi đây yêu thích, thuộc lòng: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng… Tháp Đôi trong các câu ca dao trên chính là một công trình kiến trúc độc đáo Tháp Đôi Quy Nhơn, dấu tích văn hóa Chăm còn lại khá nguyên vẹn trên đất Quy Nhơn ngày nay.
Tháp Đôi có nhiều tên gọi khác nhau. Vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này là tháp Kmer. Hiện tháp tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Vì có hai tháp song song đứng cạnh nhau nên người dân địa phương gọi bằng tên nôm na là tháp Đôi. Tháp nằm cạnh cầu Đôi (một cầu đường bộ và một cầu đường sắt) như là sự cố tình sắp đặt của lịch sử và bàn tay con người để rồi hình tượng cầu Đôi - tháp Đôi đi vào nhiều bài ca dao trữ tình đặc sắc của người Quy Nhơn, Bình Định.
Tháp Đôi là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam. Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm mà ngày nay người ta vẫn chưa giải mã được.
Trong hai ngôi tháp, ngôi tháp Bắc cao lớn hơn và ít bị xuống cấp hơn ngôi tháp phía Nam, theo như nguyên lý thì phần chân tường được tạo vòng đai bằng các khối đá lớn đỡ toàn bộ ngôi tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, nay những chi tiết trang trí đó đã được tôn tạo, trùng tu.
Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm-pa, mà là cấu trúc thành hai phần chính: Khối thân vuông vức và phần chóp đỉnh hình tháp mặt cong. Vì vậy, thoạt nhìn vào ngôi tháp này ta có liên tưởng như có dáng của đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ XII.
Tháp Đôi Quy Nhơn
Trong khi đó toàn bộ phần thân (phần dưới) của hai ngôi tháp này vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc, kiểu trang trí đặc trưng của tháp cổ Chăm-pa truyền thống.
Khối thân hình vuông, mặt tường bên ngoài được bố trí những cửa giả, các cột ốp chạy dọc thân. Vòm trên các cửa giả ở cả ba mặt tạo hình mũi lao cao vút, các cột ốp trơn nhẵn, giữa hai cột ốp là đường nhô cao thành những đường khối chắc, khỏe và được viền quanh bởi một đường vào trong mặt tường, không còn dải hoa văn trang trí trên mặt ngoài của tường tháp.
Toàn bộ phần mái của tháp không phải là hệ thống các tầng thu nhỏ dần như các tháp Chăm truyền thống, mà là cả khối hình tạo bởi bốn mặt, mỗi mặt được chia thành sáu tầng bằng những đường diềm ngang, mỗi tầng chia thành năm ô khám giả cũng có hình mũi lao, trong đó ô khám chính giữa lớn hơn các ô bên, Bên trong ô giữa là hình người ngồi tư thế thiền chân xếp bắt chéo lên nhau. Ở bốn góc các tầng tháp còn được tô điểm các hình rắn Naga 5 đầu.
Tất cả những yếu tố trên là đặc trưng tiêu biểu của tháp Chăm thuộc phong cách Bình Định. Vì thế niên đại của tháp Đôi được các nhà nghiên cứu xác định vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII.
Bí quyết về kỹ thuật xây dựng xếp tầng của Tháp Đôi đến nay chưa một ai tìm ra
Các góc tháp được trang trí bằng nhiều tượng chim thần điêu Garuda, tạp chủng đầu voi mình sư tử (gajasimha) và hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá do chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Khơ-me. Tất cả đều được chạm khắc rất tinh xảo, sinh động.
Nền móng của Tháp Đôi được tư vấn xây dựng kiên cố với những khối đá khổng lồ chất lên nhau
Bên trong tháp thờ Linga và Yoni, tín ngưỡng phồn thực, mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, con đàn cháu đống.
“Linga là hình tượng của thần Siva, một trong tam vị nhất thể của Ấn Độ giáo (Siva – Brahma – Visnu). Siva được coi là thần Phá hủy và đồng thời cũng là thần Sáng tạo. Trong thần thoại Ấn Độ, hình tượng khởi đầu của Siva là cột lửa hình Linga dưới hình thức dương vật, mang tính dương. Song để sáng tạo được thì cần có âm tính, cho nên người xưa đã thêm cái bệ hình âm vật (Yoni). Từ đó, tín ngưỡng Linga – Yoni (âm dương kết hợp) biến thành sự thờ cúng thần Siva, rất phổ biến trong dân chúng“.
Ba mặt của Tháp Đôi đều thiết kế kiến trúc có cửa ra vào nhưng đều xây kín
Kiến trúc Tháp Đôi Quy Nhơn được thiết kế theo nguyên lý Âm Dương: Trời và Đất, Chồng và Vợ. Trời là Dương thông với Đất là Âm nên bên trên không có mái, ánh sáng mưa nắng Âm Dương chan hòa. Mặc dù công trình không thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật thoát nước nhưng sau bất kỳ cơn mưa lớn nào khoảng 5 phút sau thì toàn bộ nước trên nền Tháp đều rút và thấm tự nhiên vào đất và trải qua gần 10 thể kỷ đến nay hệ thống kết cấu vẫn bền vững.
Tháp Đôi là một trong những quần thể tháp đẹp nhất của hệ thống tháp Chăm rải rác khắp vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trải qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, tháp Đôi từng bị hư hại khá nghiêm trọng. Từ năm 1990 đến 1997, được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Ba Lan, các nhà khảo cổ học trong nước cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và những người thợ lành nghề ở Quy Nhơn, tháp Đôi được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng trùng tu, tôn tạo để có được dáng vẻ gần như ban đầu.
Hiện nay, tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2, thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm), trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
Đến với tháp Đôi Quy Nhơn, chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật tôn giáo độc đáo từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm xưa, ngậm ngùi trước phế tích còn lại của một vương triều đã mất, lắng lòng trước sự khắc nghiệt của thời gian và dâu bể tang thương chắc chắn sẽ đem lại cho du khách nhiều điều thú vị.
Sưu tầm
Tư vấn
- Quy định xây dựng, sửa chữa chung cư
- Những giải pháp thiết kế cho ngôi nhà nhỏ
- Cách trang trí nội thất nhà ở theo bát quái đồ
- Những thiết kế kiến trúc táo bạo nhất thế giới
- Những biểu tượng may mắn trong phong thủy
- Dầu hiệu nhận biết nhà tụ khí, tán khí và cách hóa giải
- Trồng cây đúng hướng sẽ mang lại tài lộc
- Bố trí góc làm việc tại nhà sinh tài lộc
- Những xu hướng thiết kế kiến trúc bền vững năm 2014
- Phong thuỷ và chuyện thiết kế kiến trúc
- Kiến trúc sư là nghề hào hoa nhất
- Những xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách ấn tượng nhất năm 2014
- Kiệt tác kiến trúc từ thế giới loài vật
- Thực trạng ngành thiết kế kiến trúc hiện nay
- Nên chọn mảnh đất vuông để xây nhà
- Hóa giải khí xấu cho nhà hình chữ L theo phong thủy
- Kiêng đặt tivi, máy tính gần cửa phòng ngủ
- Những vấn đề phong thủy khi chuyển đến nhà mới
- 11 điều họ không dạy bạn trong trường kiến trúc
- Những quy luật đặt bàn làm việc theo phong thủy
- 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch
- Tránh 4 kiểu nhà làm giảm tài lộc
- Cách bài trí nội thất đón may mắn ngày Tết
- Chọn thế đất làm nhà theo phong thủy
- Làm nhà ống theo phong thủy, ngũ hành
- Hóa giải nhà bị đường cái đâm vào cửa chính
- Trang trí nhà Tết sang trọng với gam màu xanh
- Bài trí góc làm việc theo phong thủy
- Những lưu ý khi thiết kế trần nhà
- Phong thủy cho ngoại cảnh của biệt thự
- Thiết kế nội thất phòng bếp theo phong thủy
- 10 lời khuyên giúp tiết kiệm chi phí xây nhà
- Hóa giải điểm xấu phong thủy trong căn hộ chung cư
- Trang trí nhà để gặp may trong năm mới
- Những lưu ý về phong thủy khi xây nhà
- Năm 2015 xu hướng trang trí nội thất sắc trắng lên ngôi
- Chọn vật liệu xây dựng theo Ngũ hành
- Sắp đặt đồ dùng văn phòng hợp phong thủy
- Những lưu ý và cấm kỵ khi làm nhà
- Cách xây nhà trên đất méo
- Văn hóa và thiết kế đô thị
- Bác Hồ - nhà kiến trúc vĩ đại
- Mách bạn cách làm mát ngôi nhà ngày nóng nực
- Lưu ý bố trí cửa khi xây dựng nhà ống
- Nhận thức lại các khái niệm trong Quy hoạch xây dựng
- Tâm và Tiền trong tư vấn thiết kế kiến trúc
- Cách hóa giải hướng cổng chính không tốt
- Tư vấn thiết kế nhà ở trong hẻm
- Biệt thự khác biệt với thiết kế phá cách
- Bài trí bếp và chậu rửa hợp phong thủy
- Nguyên tắc đặt gương trong phòng ngủ hợp phong thủy
- 5 bí quyết thiết kế căn hộ có diện tích nhỏ
- Quản lý dự án cũng là một nghề
- Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế văn phòng
- Rút ngắn thời gian trong đấu thầu - biện pháp thực hiện
- Bàn về quản lý, phát triển đô thị theo quy hoạch
- Bàn chuyện lựa chọn nhà thầu xây dựng
- Tại sao xây nhà nên chọn mảnh đất vuông?
- Kiến trúc và... nữ tính
- Xây dựng, thiết kế nhà theo khoa học phong thủy
- Những điều không nên trong phong thủy nhà ở
- Một số điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở
- Lập kế hoạch và quá trình xây dựng nhà
- Cách sử dụng cây xanh trong trang trí nội thất
- Các chi tiết về kết cấu xây dựng
- Bây giờ có một Kama Sutra của kiến trúc
- Hãy vẽ như một kiến trúc sư
- 13 công cụ giúp KTS làm nên những điều kỳ diệu
- Giá trị của vẽ tay trong thiết kế ý tưởng
- Kiến trúc sư và sản phẩm thiết kế của họ
- Có quá muộn để rời khỏi ngành kiến trúc
- Những lỗi phong thủy cấm kỵ khi thiết kế nội thất
- Tư vấn xây dựng nhà đẹp trên mảnh đất méo
- Xây nhà vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Cách tô sắc trong thiết kế nội thất để ngôi nhà thêm rạng rỡ
- Những bước phong thủy giúp rước lộc vào nhà trong năm mới
- Những điều cần biết khi xây nhà mới
- Nghề kiến trúc - đôi điều trăn trở
- Cách hóa giải những ngôi nhà xấu trong phong thủy nhà ở
- Bí kíp giúp tự trang trí nội thất nhà tuyệt đẹp
- Thiết kế nội thất nâng tầm đẳng cấp phòng khách nhà bạn
- Những kiêng kỵ khi thiết kế nhà ở
- Kiến trúc nghĩa tình
- Những lưu ý khi nhận biết nhà hợp phong thủy
- Phúc - họa từ hình dạng nhà, thế đất và cách hóa giải
- Thiết kế nội thất gỗ siêu ấn tượng cho nhà ở
- Hậu quả tai hại khi xây nhà bằng thiết kế đi mượn
- Cách chọn mua và sử dụng đèn trang trí nội thất
- Cách chọn mua đồ gỗ trang trí nội thất
- Cách thiết kế cảnh quan thêm hoàn hảo
- Năm nhuận xây nhà có thuận lợi?
- Nhà ống được thiết kế với phong cách nhiệt đới
- Các yếu tố không thể thiếu trong thiết kế hòn non bộ
- Tư vấn thiết kế mặt bằng căn hộ chung cư cao tầng
- Tư vấn thiết kế xây dựng của một công trình.
- Cách bố trí mặt bằng trong thiết kế khách sạn